Một chuyến tham quan ảo của Salish SEA!

SPANISH AMHARIC UKRAINIAN VIETNAMESE ENGLISH SOMALI

Puget Sound khu vực cửa sông hùng vĩ và cũng khá phức tạp. Nơi đây quy tụ nước từ những con sông chảy từ dãy Cascade và Olympic, cùng các dãy núi thuộc duyên hải Canada chảy qua nhiều lưu vực khác nhau để mang nước về cho Sound. Nguồn nước này đã nuôi nâng và trưởng dưỡng rất nhiều sự sống cả trên đất liền và trên biển. 

Puget Sound cũng mang sứ mệnh kết nối con người. Phần phía Bắc đã hình thành nên một hệ sinh thái phong phú gọi là Salish Sea. Đây là mái nhà chung của hai quốc gia cũng như của hơn năm mươi bộ lạc người Mỹ bản địa và người Canada bản địa (First Nations).

We Are Puget Sound là tên một cam kết của Braided River, thuộc Hội đồng Môi trường Washington. Đây là cơ quan chủ quản của các đối tác quanh vùng Tây Bắc Thái Bình Dương nhằm chung tay bảo tồn, duy trì và bảo vệ Puget Sound. Hãy chung tay cùng chúng tôi và tìm hiểu thêm tại WeArePugetSound.org. Cuộc triển lãm du lịch này do James Lea Foundation tổ chức.

Puget Sound & Các bộ tộc vùng Salish Sea 

PUGET SOUND VÀ SALISH SEA: ĐƯỜNG PHÂN THUỶ PHỨC TẠP VÀ VÙNG ĐẤT CỦA TRUYỀN THỐNG

Vùng eo biển Puget Sound được nuôi dưỡng bởi mạng lưới phức tạp của hàng ngàn con sông suối khởi nguồn từ những ngọn núi nằm sâu trong những cánh rừng ở xung quanh. Pudge Sound có 2,500 dặm đường bờ biển, phía Bắc giáp eo biển Georgia, phía tây bắc giáp eo biển Juan de Fuca. Tất cả tạo thành một hệ sinh thái Salish Sea lớn hơn ở phía nam. Đây vùng lãnh thổ bao trọn cả Canada, Hoa Kỳ và là mái nhà chung của  hơn năm mươi bộ lạc người Mỹ bản địa và người Canada bản địa (First Nations).

Hàng ngàn năm nay, những người dân bản địa đã phân bổ và sinh sống trên khắp vùng Salish Sea mở rộng. Bộ lạc Salish vùng ven biển đã xây dựng nên một nền văn hoá giàu bản sắc cũng như thành lập nên hàng trăm các lán trại trú ẩn theo mùa cùng nhiều ngôi làng trước khi người Châu Âu đổ sang trên những chuyến tàu đồ sộ vào cuối những năm 1700. Những người Châu Âu này đã đến và phá huỷ cũng như thay đổi vĩnh viễn cuộc sống của người dân bản địa.

Ngày nay, chúng tôi nhận thấy rằng vùng Salish Sea vẫn là quê hương trước kia và cả ngày nay của rất nhiều người Mỹ bản địa và người Canada bản địa (First Nations). Chúng tôi ghi nhận những kiến thức tập thể rộng lớn của những con người nơi đây đồng thời cũng vô cùng biết ơn công lao gìn giữ của thế hệ tổ tiên và thế hệ ngày nay trên vùng đất này.

TRIỂN LÃM ẢNH

Tác động ngày một lớn của con người

Hoạt động khai thác tài nguyên và tình trạng dân số tăng nhanh trong vùng Puget Sound đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân cũng như quần thể cá hồi sống phụ thuộc vào nguồn nước sạch. Khai thác gỗ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như làm thu hẹp môi trường sống của các loài chim, phá hoại tán cây che phủ trên các dòng suối vốn có vai trò điều hoà nhiệt độ nước mát mẻ cho đàn cá hồi sinh sống. Khi tần suất mưa ngày càng tăng cùng tốc độ hình thành nên kiểu môi trường mưa nhiều ở Tây Bắc Thái Bình Dương thì nước mưa chảy tràn đã trở thành nguồn gây ô nhiễm độc hại lớn nhất. Để làm sạch các con sống suối và tạo môi trường để cá hồi có thể sống được, chúng ta cần một cách tiếp cận mới theo hướng cơ sở hạ tầng xanh cùng nhiều kỹ thuật sáng tạo để giảm ô nhiễm, cải thiện hệ thống thoát nước và lọc nước thải độc hại từ các con đường và mái nhà chảy tràn ra sông suối. (Hai ảnh trên: Brian Walsh; Ảnh dưới: Joel Rogers

Sạch hơn, khoẻ hơn và cùng nhau lớn mạnh hơn

Chúng ta đều có sứ mệnh khôi phục quần thể cá hồi và cá voi sát thủ khoẻ mạnh, cũng như đặt nền móng để Pudget Sound có thể tự phục hồi. Từ việc xây dựng rain garden, hay gọi nôm na là bể chứa nước mưa tự nhiên giúp giữ nước trong đất để lọc nước mưa cho đến hành động để giảm ô nhiễm xâm nhập vào Sound hay cam kết không đổ chất thải tại các vùng nước dẫn ra Salish Sea, mỗi cá nhân và doanh nghiệp đều có thể tự mình tạo ra sự khác biệt. Hàng nghìn người đã viết thư, gọi điện và xuất hiện tại Điện Capitol ở Olympia để cất lên tiếng nói của mình và kêu gọi được lắng nghe. Điều này giúp nhắc nhở những người đại diện cho người dân rằng một sự thật rằng những vùng nước và động vật hoang dã của Pudget Sound quan trọng như thế nào đối với tất cả chúng ta. (Hai ảnh trên:  Brian Walsh; Ảnh dưới: Hội đồng Môi trường Washington cung cấp)

#WeArePugetSound

Ai cũng có thể là một chiến binh bảo vệ Pudget Sound! Đây là ba người đã thể hiện tình yêu của mình dành cho Salish Sea bằng hành động thực tiễn để bảo vệ Pudget Sound cho các thế hệ tương lai!

Tahmina Martelly (bên trái) đang phụ trách các chương trình phục hồi cho World Relief Seattle có sứ mệnh xoá bỏ những bãi đậu xe không sử dụng và biến những nơi đây thành các khu vườn trong đô thị dành cho người tỵ nạn, người nhập cư ở Seattle. Công việc này đã giúp chuyển hướng hàng ngàn gallon nước mưa ô nhiễm chảy tràn.

Sally Brownfield (giữa) là một trong những thành viên của People of the Water, thuộc bộ lạc Đảo Squaxin đã sinh sống bên vùng nước này hàng ngàn năm. Bà là con gái trong gia đình, là một người mẹ, nhà giáo dục, hái lượm thực phẩm, dệt vải, đánh bắt cá hồi, khai thác hàu, đào khảo cổ - cuộc đời bà chính là một trang sử vô cùng phong phú.

Kyle Peterson (phải) sống trong một trang trại nhỏ gần Sultan, Washington – cách bãi biển nước mặn gần nhất 40 dặm. Bà là tình nguyện viên được đào tạo bài bản của Beach Watchers. Hiện nay, Kyle đang đóng góp vào công tác bảo vệ Puget Sound trong việc ngăn chặn hành động phá huỷ môi trường sống và gây hại đến các sinh vật biển.

(Ảnh: Brian Walsh)

10 điều bạn có thể làm giúp đỡ Puget Sound 

Thay đổi bắt đầu từ chính mỗi chúng ta và bây giờ là lúc mỗi cá nhân cũng như mọi người cùng hành động. Hãy chung tay cùng chúng tôi bảo vệ Puget Sound. Chúng tôi khuyến khích bạn khi đồng hành với chúng tôi, hãy tập trung thực hiện một hành động mỗi tháng rồi chia sẻ trải nghiệm đó với gia đình bạn bè để truyền cảm hứng và tiếp thêm sức mạnh để họ cùng thực hiện.

10 HÀNH ĐỘNG DƯỚI ĐÂY LÀ ĐẠI DIỆN CHO TRÍ TUỆ TẬP THỂ CỦA NHỮNG NHÂN VẬT CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG TRONG KHU VỰC, BAO GỒM CÁC NHÀ BÁO, LÃNH ĐẠO LIÊN BANG VÀ CHÍNH PHỦ,  ĐẠI BIỂU DO DÂN BẦU, THỦ LĨNH BỘ LẠC, TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG CỘNG ĐỒNG.

(1) BỎ PHIẾU Ở ĐỊA PHƯƠNG, TIỂU BANG VÀ LIÊN BANG

Để có thể bỏ phiếu, bạn sẽ phải đăng ký. Vui lòng xem cách làm tại đây.

Hành động tạo sức ảnh hưởng lớn nhất bạn có thể đóng góp cho quá trình phục hồi Puget Sound đó là bỏ phiếu bầu cho ứng viên có lòng tin vào mục tiêu này và có quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu ấy. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng những tổ chức bạn tin tưởng rằng họ đã điều tra kỹ lưỡng và ủng hộ cho những ứng viên này. Một vài tiếng đồng hồ bạn dành ra để nghiên cứu về lai lịch những ứng viên và vấn đề được bàn luận trong mùa bầu cử cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Chúng ta đều biết rằng, khi càng có nhiều người bầu chọn cho cùng một ứng viên thì môi trường và cộng đồng của chúng ta sẽ chiến thắng. 20% người dân Washington có đủ tiêu chuẩn được bầu cử nhưng lại không được ghi danh bỏ phiếu, đặc biệt là những người dân thuộc cộng đồng da màu, người trẻ và những người trước đây từng bị tước quyền bầu cử.

Khi đại dịch COVID-19 hạn chế không cho chúng ta được ghi danh bỏ phiếu trực tiếp, thì việc sử dụng các công cụ trực tuyến có chủ đích để phổ biến các thông tin cử tri lại càng quan trọng hơn. Bang Washinton rất may mắn vì có những điều luật bầu cử rất chặt chẽ, cho phép mọi người ghi danh và cập nhật thông tin cử tri trực tuyến, gửi phiếu bầu qua đường bưu điện và cập nhật ghi danh bỏ phiếu khi gần đến hạn bầu cử.

(2) ĐẢM BẢO CÁC ĐẠI BIỂU TRÚNG CỬ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH

Kêu gọi sự tham gia của các đại biểu trúng cử thông qua các cuộc họp, trên mạng xã hội hoặc gọi điện thoại hay gửi email cho họ. Yêu cầu các đại biểu này cần phải xây dựng và hỗ trợ về mặt pháp lý cũng như ưu tiên ngân sách để tôn vinh các tài nguyên thiên nhiên của vùng và những cộng đồng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên đó. Bày tỏ sự biết ơn khi họ có hành động bảo vệ nguồn nước sạch, hỗ trợ các nông trại và cánh rừng bền vững, xây dựng các hoạt động kinh tế nông thôn vững mạnh và lâu bền, tăng độ bao phủ tán cây trong khu vực đô thị, giảm ô nhiễm carbon, bảo vệ động vật hoang dã cũng như làm vững mạnh thêm các cộng đồng dễ bị tổn thương. Nhắc nhở những đại biểu trúng cử rằng nguồn nước sạch làm lợi cho nền kinh tế và việc phục hồi Puget Sound sẽ tạo ra công ăn việc làm cho mọi người.

Tìm đặc khu và cơ quan lập pháp của tiểu bang tại đây.

(3) HIỂU VÀ HỖ TRỢ CÁC QUYỀN TRONG CÔNG ƯỚC BỘ LẠC BẢN ĐỊA 

Công ước được ký giữa chính phủ Hoa Kỳ và các bộ lạc vùng Tây Bắc hồi những năm 1850 đã thiết lập nên hàng rảo bảo vệ cho cả cá hồi và người dân. Những hàng rào bảo vệ này bao gồm quyền của cá hồi được bơi về môi trường sinh sản đảm bảo của chúng. Hỗ trợ thực hiện các quyền trong công ước của bộ lạc bản địa nghĩa là hiểu được mối quan hệ giữa cá hồi với các bộ lạc về mặt văn hoá. Công ước đảm bảo cá hồi được tiếp cận đến môi trường đẻ trứng của chúng cũng có nghĩa là có nhiều cá hồi hơn để cho con người hưởng dụng.

Tìm hiểu thêm về vùng đất bản địa xưa kia đang nằm ngay dưới chân bạn.

(4) ỦNG HỘ DOANH NGHIỆP CÓ HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ SOUND VÀ CON NGƯỜI TẠI SOUND

Mua sắm chi tiêu tại những doanh nghiệp có tinh thần hỗ trợ cho công cuộc phục hồi Puget Sound. Một số chương trình cấp chứng nhận đã liệt kê những thực hành trong kinh doanh tạo ảnh hưởng tích cực đến Sound bao gồm giảm sử dụng nhựa dùng một lần, giảm mức năng lượng tiêu thụ, đánh bắt cá hồi an toàn, cải thiện nguồn cung ứng theo hướng bền vững. Hãy tôn vinh những doanh nghiệp trong chương trình này bằng cách ủng hộ công việc kinh doanh của họ, tránh chi tiêu cho những doanh nghiệp làm tổn hại đển Puget Sound, cũng như con người và động vật hoang dã nơi đây.

(5) DÙNG THỰC PHẨM ĐỊA PHƯƠNG

Chúng ta rất may mắn được sống trong một khu vực có mạng lưới thực phẩm giàu có và đa dạng, bao gồm các loại thực phẩm từ hoạt động canh tác, hoạt động chăn nuôi, các cửa hàng cung ứng thực phẩm cộng đồng cùng một cộng đồng nhân ái và quan tâm lẫn nhau. Điều này có thể thấy rất rõ trong thời điểm khủng hoảng như hiện nay khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Đây là thời điểm để tập trung những nỗ lực của chúng ta vào sứ mệnh chăm sóc cho cộng đồng bằng cách tương trợ lẫn nhau, tương trợ nông dân và ngư dân trong vùng. Những phương pháp canh tác và thu hoạch thực phẩm của họ không những không tạo ra tác động tiêu cực đến nguồn nước chia sẻ trong cộng đồng, mà còn còn giúp củng cố nền kinh tế địa phương, cải thiện an ninh lương thực và cung ứng hàng hoá cho các chuỗi cửa hàng thực phẩm cộng đồng. Chúng ta phải sát cánh với nhau để vượt qua đại dịch này cũng như khi chúng ta sát cánh cùng nhau vượt qua những khủng hoảng của biến đổi khí hậu và khôi phục lại sức sống cho những cánh rừng và Puget Sound. Khí hậu ảnh hưởng đến những người dễ bị tổn thương nhất thì dịch bệnh virus này cũng như vậy. Nó chỉ càng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng mang tính hệ thống trong vấn đề cải thiện an ninh lương thực cho người dân khi dịch COVID-19 bùng phát. Đại dịch hiện nay đang ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thực phẩm của người tiêu dùng và khả năng cung cấp của nhà sản xuất. 

Để biết thêm chi tiết về việc có thể làm và tài nguyên, hãy nhấn vào đây.

(6) HỖ TRỢ NHỮNG TỔ CHỨC HƯỚNG ĐẾN THAY ĐỔI TÍCH CỰC

Vùng Tây Bắc may mắn được rất nhiều tổ chức ủng hộ cho công cuộc phục hồi Puget Sound. Các tổ chức này rất đa dạng, từ tổ chức hoạt động trên phạm vi rộng cho đến tổ chức địa phương hoạt động riêng lẻ, đến các chương trình mang tầm quốc tế; từ những chương trình tập trung vào giải quyết những vấn đề đơn lẻ như bảo vệ công viên địa phương cho đến những hành động bao quát cần thiết để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Những tổ chức này sử dụng nhiều loại công cụ và chiến lược, từ phát triển chính sách phù hợp, đến hoạt động từ cấp cơ sở, đến pháp lý. Hãy hỗ trợ tài chính hoặc làm tình nguyện viên để giúp đỡ những tổ chức này. Với mỗi tổ chức lớn bạn hỗ trợ, hãy đóng góp cho thêm ít nhất một tổ chức nhỏ chuyên thúc đẩy những hoạt động này ở cấp địa phương.

(7) MỜI THAM GIA VÀ TRAO QUYỀN CHO CÁC CỘNG ĐỒNG DA MÀU

Quá trình phục hồi Puget Sound phải mang đến những giải pháp có lợi cho tất cả mọi người; nếu chúng ta bỏ lại bất kỳ cộng đồng nào phía sau, chúng ta đã thất bại. Chúng ta cần hiểu ý nghĩa của công bằng, công chính và công lý là gì. Vì chúng ta cùng nỗ lực hướng đến các mục tiêu chung như giảm ô nhiễm độc hại nên chúng ta phải làm sao để có thể phá vỡ những cấu trúc đã gây ra những tác động bất cân bằng ngay từ đầu. Nói cách khác, chúng ta phải tập trung những nỗ lực của mình đến những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, thường là những cộng đồng da màu và vùng có thu nhập thấp.

(8) TRAO QUYỀN CHO NHỮNG NGƯỜI TRẺ

Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay, những người trẻ chính là tiếng nói mang đến sự thay đổi vì những người trẻ ấy sẽ sống trong một thế giới do chúng ta tạo ra dựa trên những quyết định tập thể. Hãy trở thành tình nguyện viên cho những nhóm bạn trẻ đang hoạt động trong lĩnh vực bạn quan tâm và phối hợp với những thanh niên này để tác động tạo thay đổi – dù là thông qua hoạt động giải trí ngoài trời, các nhóm hoạt động dựa trên đức tin hay nhóm cống hiến cho xã hội vì một mục đích cụ thể nào đó.

(9) GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH MÌNH

Tìm cách giảm dấu chân carbon của chính bản thân mình mỗi năm. Giảm thiểu tần suất sử dụng phương tiện cá nhân. Cân nhắc kỹ lưỡng những loại chất thải mình đổ ra cống thoát nước. Xem xét những sản phẩm mình đang sử dụng bên trong và bên ngoài ngôi nhà của mình. Thay thế sản phẩm có hại bằng sản phẩm vô hại sản xuất tại địa phương. Những thay đổi nhỏ sẽ tích tiểu thành đại qua thời gian.

(10) TRẢI NGHIỆM PUGET SOUND VÀ CHIA SẺ VỚI NHỮNG NGƯỜI THÂN QUEN

Chúng ta đang sống trong một khu vực cực kỳ đa dạng, mang đến cho chúng ta rất nhiều cơ hội tham gia những hoạt động trải nghiệm ngoài trời. Hãy học từ trải nghiệm – đi dã ngoại với gia đình, bạn bè ở công viên địa phương, đi dạo dọc theo bờ sông, thưởng thức bữa tối ở Sound, trồng cây, đi hồ thuỷ triều, hoặc tham gia các chương trình tình nguyện đưa trẻ em ra ngoài khám phá. Hãy khám phá và tận hưởng vùng đất bạn gọi là nhà này!